Thầy Lang Việt Nam

Thứ năm, 29/01/2015 | 18:08
Ai chữa bệnh ung thư cho PGS Văn Như Cương?
 
(Xã hội) - 20 ngày sau khi uống thuốc của lương y Nguyễn Bá Nho (Sóc Sơn, Hà Nội), Phó Giáo sư Văn Như Cương vào Bệnh viện Vinmec kiểm tra lại. Các bác sĩ rất ngạc nhiên vì không hiểu các khối u, huyết khối tĩnh mạch cửa đã đi đâu, phép mầu nào mà tế bào gan không hoại tử nữa?

Thoát hiểm kỳ diệu
Được biết PGS Văn Như Cương bị bệnh ung thư gan giai đoạn muộn từ tháng 7-2014. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra: Chỉ sau 2 tháng, từ chỗ nằm li bì, không ăn được, PGS đã có thể đi làm bình thường, đứng trước hàng trăm học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh phát biểu đầy khí thế trong Lễ khai giảng năm học mới 2014-2015.

vannhucuong2.jpgTừ chỗ phải nằm liệt giường, PGS Văn Như Cương đã có thể sinh hoạt và làm việc bình thường

Vậy điều kỳ diệu nào đã xảy ra?
Kể với phóng viên Báo Năng lượng Mới về quá trình “thoát cửa tử” ngoạn mục của mình, PGS Văn Như Cương nói: Vào khoảng tháng 7, năm 2014 tôi thấy trong người không được khỏe, ăn không ngon miệng kèm hiện tượng đau ở hạ sườn nên tôi đã được gia đình đưa đi khám. Các bác sĩ phát hiện tôi bị u xơ tiền liệt tuyến và bệnh viện đã làm phẫu thuật mổ nội soi. Sau đó một thời gian tôi lại thấy đau và tiếp tục đi khám thì các bác sĩ phát hiện ở gan có vấn đề, ngờ là ung thư gan.
Để xác định rõ bệnh, gia đình đã tiếp tục đưa PGS Văn Như Cương đến Bệnh viện Việt Đức. Sau khi chụp và kiểm tra, bệnh viện chẩn đoán là PGS bị ung thư gan giai đoạn muộn. Nguy hiểm ở chỗ các tĩnh mạch nối từ gan lên khối ung thư đã lớn bằng cái chén, hơn nữa tĩnh mạch cửa lại có huyết đọng, các bác sĩ nói cực kỳ nguy hiểm.
Việc thắt nút nhằm cắt đứt một số tĩnh mạch không cho nuôi gan đã được tính đến, nhưng việc thắt nút tĩnh mạch nếu gặp rủi ro, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh, khi ấy sự sống chỉ trong gang tấc.
Tuy nhiên PGS Văn Như Cương vẫn quyết định làm nút thắt ở Bệnh viện Việt Đức, theo phương pháp nội soi. Trong thời gian nằm viện chờ được tiến hành thắt nút tĩnh mạch thì gia đình được người giới thiệu là có ông lang Nho ở Sóc Sơn có bài thuốc Nam chữa được ung thư, vợ PGS đã đến tìm hiểu và lấy thuốc.
Thời gian đầu do các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức không đồng ý cho uống thuốc Nam khi đang điều trị bằng Tây y nên PGS Văn Như Cương vẫn chưa dùng thuốc. Sau khi thắt nút một số tĩnh mạch, cơ thể PGS rất yếu, cảm giác mệt mỏi, nằm li bì, có khi còn không nhận ra người nhà. Vì Bệnh viện Việt Đức không cho điều trị song song vừa Tây y lẫn Đông y nên gia đình quyết định đưa PGS Văn Như Cương sang điều trị tại Bệnh viện Vinmec.
PGS Văn Như Cương bắt đầu uống thuốc của ông lang Nho sau khi thắt nút được 5 ngày. Hơn một tháng sau khi thắt nút, theo lộ trình của bệnh viện thì phải kiểm tra chỗ thắt nút xem việc điều trị tiến triển như thế nào. Kết quả khi tiến hành kiểm tra thì các bác sĩ hết sức ngạc nhiên bởi các tĩnh mạch đã không thấy tụ máu nữa, bác sĩ nói đây là trường hợp hy hữu.
Gần đây nhất là cuối tháng 12-2014, PGS Văn Như Cương tiếp tục được kiểm tra sức khỏe thì thấy kết quả rất tốt, tĩnh mạch tụ máu biến mất, các vùng thắt nút chưa teo hẳn nhưng không di căn, không phát triển tiếp. Vì khó tin nên các bác sĩ ở Vinmec đã mời các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đến kiểm tra lại và hội chẩn. Bệnh nhân đã được chụp cộng hưởng từ đến 4 lần, dù ai cũng biết làm như thế là có hại cho sức khỏe nhưng cả 4 lần đều cho kết quả là các khối u vệ tinh và huyết khối tĩnh mạch đều biến mất, không còn hiện tượng hoại tử tế bào gan và chảy máu nội khối.
Về phần mình PGS Văn Như Cương nói: Tôi cảm thấy trong người rất thoải mái, không đau đớn, làm việc được, ăn tuy ít hơn nhưng đã cảm thấy ngon miệng và ăn được cả đồ cứng.
Sự kỳ diệu của thuốc nam
Trên thực tế thì cách điều trị của Tây y là thắt nút để cắt việc cung cấp dinh dưỡng nuôi khối u để không cho khối u phát tiển, riêng tĩnh mạch cửa có tụ máu thì không tác động bằng Tây y được vì nếu “động” vào thì tế bào ung thư sẽ lan ra rất nhanh. Ung thư gan giai đoạn muộn là một căn bệnh nguy hiểm nên ở một khía cạnh nào đó, chính PGS Văn Như Cương cũng tin tưởng vào sự kỳ diệu của thuốc Nam.
phvannhucuong.jpgGia đình PGS Văn Như Cương cảm tạ thầy lang Nguyễn Bá Nho

PGS Văn Như Cương nói: “Sau khi uống thuốc của ông lang Nho cùng với việc thắt nút của bệnh viện nên tôi không thể xác định được đâu là phương pháp giúp tôi khỏi bệnh. Nhưng tôi tin vào sự kỳ diệu của thuốc Nam. Với thuốc Nam thì có người chữa khỏi, có người chữa không khỏi vì theo cơ địa của từng người nên nếu người bệnh khi uống thuốc cảm thấy khó chịu hay có phản ứng gì thì thôi”.
Thực tế thì việc các thầy lang đẩy lùi được căn bệnh ung thư là có thật. Trước PGS Văn Như Cương thì cũng có nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo mang tên ung thư đã được thầy lang Nho chữa khỏi bệnh. Có người bị ung thư trực tràng, có người bị ung thư vòm họng, ung thư máu… đã thoát chết thần kỳ.
Nói về phương pháp chữa của mình, thầy lang Nho giải thích với phóng viên Báo Năng lượng Mới: “Phương châm chữa bệnh của tôi chủ yếu là nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Vì thế trong bài thuốc của tôi không có vị độc và không có tác dụng phụ”.
Thầy Nho giải thích: “Phương pháp chữa trị bệnh bằng Đông y vốn chữa bệnh theo sự vận động của âm dương ngũ hành. Trời đất thì có âm dương và ngũ hành. Con người thì có khí huyết và ngũ tạng. Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Ngũ tạng là Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận. Phế sinh Thận, Thận sinh Can, Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế. Cứ như thế tuần hoàn không nghỉ để nuôi dưỡng sự sống con người. Giữa ngũ tạng và ngũ hành có mối liên quan tương sinh, tương thành vô cùng mật thiết. Nếu biết thuận theo những lẽ đó thì chữa được khỏi bệnh, làm trái lẽ đó thì gây chết người. Là thầy thuốc Đông y ai cũng biết cái lẽ đó.
Khi chữa bệnh cho PGS Văn Như Cương tôi thuận theo lẽ tương sinh và tương khắc. Không chỉ thầy Cương mà với tất cả bệnh nhân tôi đều áp dụng nguyên lý này trong điều trị”.
Cái khó ở chỗ PGS Văn Như Cương có 2 khối u ác tính ở gan, bị chảy máu nội khối, hoại tử tế bào gan và có huyết khối tĩnh mạch cửa, đã được thắt động mạch gan nhưng chưa hóa trị và xạ trị. Kỹ thuật thắt động mạch gan nhằm mục đích cắt nguồn nuôi dưỡng khối u, là một phẫu thuật nhẹ nhàng chỉ có thể làm khối u nhỏ lại và giảm đau chứ không làm tăng thời gian sống. Bệnh nhân thường chết trong 1 năm đầu sau mổ. Động mạch thì đã bị thắt rồi, tĩnh mạch thì bị huyết khối chèn ở cửa nên lá gan bị đe dọa nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian chữa bệnh cho PGS Văn Như Cương, điều mà thầy lang Nho ấn tượng đó là PGS có nghị lực rất lớn. Thầy Nho kể: “Khi đến khám bệnh cho thầy Cương lần thứ 2, hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là thầy đang ngồi làm việc ở bàn. Nhiều người khi nghe bác sĩ nói bị bệnh ung thư là suy sụp luôn, chỉ nằm chờ chết chứ không nghĩ tới việc gì vậy mà PGS Văn Như Cương thì vẫn miệt mài làm việc, thật đáng khâm phục. Bên cạnh đó để thấy việc có một tinh thần vững vàng, lạc quan trước bệnh tật cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ”.
dsssdsd.jpgPGS Văn Như Cương.

Tin ở thầy lang?
Khẳng định việc chữa được bệnh cho PGS Văn Như Cương vẫn là dựa vào sự phát triển của Tây y, thầy lang Nho nói: “Tây y là thành tựu khoa học hiện đại, chính xác, giúp các thầy thuốc Đông y bỏ qua được giai đoạn mò mẫm, dễ dàng hơn trong chẩn đoán và chữa bệnh. Nếu không có Tây y tôi không biết người bệnh bị ung thư loại nào, vị trí khối u ở đâu để chữa. Tây y là con mắt thần, chỉ ra kẻ thù tên gọi là gì, nó ở đâu. Còn tôi là người lính có nhiệm vụ tiêu diệt nó. Trước nay, tôi đã chữa được khỏi bệnh cho nhiều người nhờ tham khảo kết quả xét nghiệm của Tây y để bốc thuốc cho phù hợp với giai đoạn bệnh”.
Vấn đề đặt ra là Đông y có thực sự chữa được ung thư? Đây vẫn là câu hỏi lớn. Thực tế không thể phủ nhận là đã có nhiều người lâm bệnh nặng nhưng nhờ chữa trị bằng Đông y mà qua khỏi. Điều kỳ diệu này các bác sĩ Tây y cũng khó lý giải.
Hiện tại, việc cấp phép để được công khai chữa trị bệnh của các lương y còn rườm rà, chưa bám sát thực tế và còn nhiều bất cập. Từ đó mới xuất hiện nhan nhản các thầy lang rởm. Đặc biệt, họ đánh vào tâm lý “sợ ung thư” mà nhiều thầy lang đã tung tin mình chữa được bệnh này.
Theo BS Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội thì: Bệnh ung thư là căn bệnh mà cả nền y khoa thế giới còn chưa dám khẳng định là chữa được. Nên những gì mà Đông y đã làm được nên hiểu là Đông y đang hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Vì vậy, việc sáng suốt lựa chọn thầy thuốc trong điều trị bệnh của người dân vẫn cần phải được đề cao.
BS Nguyễn Hồng Siêm mong muốn: “Bộ Y tế sớm có thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề công nhận lương y, lương dược để các đối tượng này được hành nghề đúng luật, tránh tình trạng những thầy lang rởm làm ảnh hưởng đến các lương y làm nghề chân chính”.
(Theo Petrotimes)


"Thần y" chữa ung thư cho PGS Văn Như Cương từng bị đe dọa
Đình Phong
02/02/2015 07:00

“Nếu là lang băm, lừa đảo để lấy tiền thì liệu tôi còn tồn tại được nữa không? Điều kiểm chứng xác thực nhất là bệnh nhân của tôi”, lương y Nguyễn Bá Nho nói.
 
thaylangnhosoha-vn2-1422716668440-86-0-3



Bệnh viện trả về…tìm đến ông Nho
Lời đồn về ông lang Nguyễn Bá Nho ở Sóc Sơn được coi là “thần y” chữa bệnh ung thư khiến chúng tôi tò mò, đặc biệt là sau lời giới thiệu của PGS.TS Văn Như Cương.
Tìm về nhà của vị lương y này ở thôn Lai Cách (Xuân Giang, Sóc Sơn, Hà Nội), chúng tôi được người dân trong vùng chỉ đường nhiệt tình. “Hỏi đường về nhà ông lang Nho chứ gì, ở đây có ai là không biết”, một người bán nước nói vọng ra.
Đặt chân đến nơi, tôi thấy vài ba người đang chờ đến lượt khám, lấy thuốc chữa bệnh.

than-y-chua-ung-thu-cho-pgs-van-nhu-cuon
Lương y Nguyễn Bá Nho xem hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân.

Trong lúc chờ đến giờ nghỉ trưa để gặp được ông, tôi hỏi chuyện anh Quốc Hùng (Hà Nội) lên đây lấy thuốc lần hai để điều trị bệnh ung thư phổi cho bố.
Anh kể, bệnh tình bố anh đang ở giai đoạn 4 và có uống thuốc Tây kết hợp với thuốc Nam của lương y Nho được một tháng.
“Tôi nghe hàng xóm mách rằng một bác sỹ lấy thuốc của thầy Nho đã khỏi bệnh. Tôi đã lấy thuốc một tháng cho bố tôi uống.
Sau một thời gian điều trị kết hợp, bố tôi thở dễ hơn, sức khỏe có vẻ khá hơn nhưng tôi chưa thể khẳng định do thuốc Tây hay thuốc Nam. Còn nước còn tát, chúng tôi phải thử nhiều cách”, anh Hùng nói.
Mang một khuôn mặt khắc khổ, ông Nguyễn Văn Bề tất tưởi bước vào nói vội với ông Nho: “Thầy giúp bố con em với!”.
Ông Bề đi từ Kim Thành, Hải Dương lên đây để lấy thuốc thêm một tháng nữa cho con gái Nguyễn Thanh Thủy (SN 1992) đang bị ung thư gan.
“Cháu tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân mới đi làm được 6 tháng thì phát hiện ra bệnh. Cháu cũng vừa “thắt nút” vừa uống thuốc của thầy Nho được 15 ngày rồi!
Cũng may tôi thấy cháu ngủ được, ăn được nhiều hơn một chút”, ông Bề chia sẻ.

than-y-chua-ung-thu-cho-pgs-van-nhu-cuon
Ông Bề từ Hải Dương lên nhà thầy Nho lấy thuốc về chữa ung thư gan cho con gái.

Ông Bề nhận thang thuốc cảm ơn rồi vội vã xin phép về cho kịp xe khách. Nhìn theo vị khách này ra khỏi cửa, ông Nho quay sang chúng tôi nói:
“Nhiều người ở tỉnh xa đến đây vào lúc ăn trưa, tôi bỏ bữa trưa giúp luôn vì không muốn họ chờ đợi lâu.
Tôi nghĩ, thương người chứ không phải cố lấy thành tích, phong trào gì cả. Tôi giúp được người nào hay người ấy, miễn là tâm mình thấy nhẹ nhõm.
Đối với tôi, người thầy thuốc gắn liền với cái tâm, tận tụy với người bệnh. Chúng tôi phải lấy nỗi đau, nỗi khổ của bệnh nhân như là của mình.
Thấy người ta không đỡ thì băn khoăn, day dứt không ăn không ngủ tìm ra cách chữa trị chứ không phải cứ bốc thuốc lấy tiền rồi “sống chết mặc bay” được”, ông Nho bày tỏ.
Vị lương y này khẳng định, nếu làm nghề thầy thuốc mà không có tâm thì không bao giờ giỏi được, không trưởng thành hay nâng cao được tay nghề.
Ông kể, hàng ngày gọi 7-8 cuộc điện thoại hỏi các bệnh nhân có ăn ngủ được không, hỏi han tình hình sức khỏe, tiến triển sau khi dùng thuốc…
“Người thầy cũng phải coi bệnh nhân như đứa con của mình. Phải có tâm còn nếu chuộc lợi, làm giàu thì chẳng tồn tại được lâu”, vị “thần y” này nói thêm.
Khi tôi hỏi số lượng người được ông chữa khỏi bệnh ung thư, lương y này nói rằng nhiều lắm rồi, ông chẳng nhớ hết.

than-y-chua-ung-thu-cho-pgs-van-nhu-cuon
Những bằng khen mà lương y Nguyễn Bá Nho được nhận.
than-y-chua-ung-thu-cho-pgs-van-nhu-cuon
Ông Nho cho biết đây là bức thư cảm ơn của ông Cao Đình Quang (Nghệ An) – người được ông chữa khỏi bệnh ung thư thực quản.

Nhưng câu chuyện về trường hợp anh Cao Đình Quang (công an xã Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An) ông nhớ hơn cả.
"Bệnh nhân này bị ung thư cuối giai đoạn 3 thực quản, lúc ra đây chữa anh phải nhờ vợ dìu vì sức khỏe quá yếu.
Theo như kết quả chẩn đoán của bệnh viện trong hồ sơ thì anh Quang bị ung thư thực quản 1/3 dưới, bề mặt nát nham nhở, dễ chảy máu.
Khi mổ nội soi khối u chèn tâm vị ở Bệnh viện Việt Đức, các bác sỹ không cắt được vì khối u quá lớn.
Bệnh ngày càng nặng, sức khỏe yếu đi, hàng ngày phải ăn qua ống thông dạ dày, anh chuyển sang Bệnh viện K xạ trị, truyền hóa chất một thời gian tưởng rằng về nhà chờ chết.
Sau một tháng điều trị bằng thuốc của tôi, anh Quang có thể ăn cháo loãng, tháng thứ 3 ăn cơm nhão và sau 7 tháng kiên trì uống thuốc, khối u thực quản hoàn toàn hết", ông Nho nhớ lại.
Thấy chúng tôi có vẻ không tin, ông đưa cho chúng tôi xem 3 cuốn sổ ghi chép, mỗi cuốn dày khoảng 200 trang ghi cụ thể ngày tháng năm, chữa bệnh cho ai, biểu hiện, địa chỉ và số điện thoại của họ.
Ông chỉ cho chúng tôi vài bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh thông thường cho đến ca bệnh nan y như sơ gan, ung thư gan, ung thư máu, ung thư não…

Từng bị khủng bố, đe dọa điện thoại
Có nhiều bệnh nhân đến lấy thuốc cho con băn khoăn, tò mò hỏi ông Nho về lời đồn “cho thuốc độc vào”, “lừa bịp” để kiếm tiền…
Nghe vậy, ông cười và nói: “Tôi phải hỏi lại người ấy rằng, làm như vậy thì tôi được cái gì và để làm gì?
Có người viết hoàn toàn bịa đặt, vu khống cho tôi. Tôi không hiểu tại sao người ta viết hằn học như vậy.
Họ nói rằng tôi nhốt vợ tôi bị ung thư trên tầng. Tôi hỏi, nếu như vậy thì hàng trăm người đến đây kể cả quan chức, bác sỹ…làm sao giấu được? Thật vô lý hết sức!
Tôi để ngoài tai hết, người thật việc thật sẽ chứng minh điều tôi nói”.
Rồi ông kể, cách đây 2 năm, ông bị một người gửi đơn nặc danh kiện, bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn rất nhiều. Thậm chí, ông bị đe dọa, gọi điện lúc nửa đêm với mục đích “tống tiền”.
“Ban đầu, tôi cũng thấy sốc khi báo chí viết thế nhưng sau này thấy quen và coi như chẳng có gì, không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm.
Tôi không phản ứng dữ dội vì coi đó là bình thường. Cứ để mọi thứ tự nhiên, câu trả lời chính xác nhất là ở người bệnh đã chữa khỏi.
Lang băm hay không thì bệnh nhân đánh giá. Nếu lừa đảo thì liệu tôi còn tồn tại được nữa không?”, ông quả quyết.

than-y-chua-ung-thu-cho-pgs-van-nhu-cuon
Ông Nho ghi lại toàn bộ các trường hợp bệnh tình của người bệnh đến khám.
 
Quote
“Tôi chưa bao giờ làm nghề thợ xây như một tờ báo nói. Thời gian trước tôi từng làm thợ mộc, điêu khắc song song với nghề thầy thuốc chứ chưa bao giờ tôi dứt nghề thuốc”, lương y Nguyễn Bá Nho khẳng định.

Khi tôi thắc mắc trước nghi ngờ của dư luận về “giấy phép hành nghề khám và bốc thuốc”, vị lương y này khẳng định: “Tôi đã được cấp phép, đáng lẽ nhận một tháng nay rồi nhưng vẫn đang niêm yết 15 ngày ở Sở Y tế Hà Nội và trong tuần tới là tôi có giấy phép thôi!”.
Ông nói sau khi có giấy phép hành nghề, ông sẽ mở rộng quy mô để chữa bệnh cho nhiều người.
Hiện nay, con cái của ông Nho cũng phụ giúp ông trong việc chế và cắt thuốc cho bệnh nhân. Ông nói rằng: “Tự chúng nó theo nghề thôi mặc dù có nhiều sức ép”.
Trò chuyện với chúng tôi, chốc chốc lại có người vào nói với ông "con chào thầy" và mang theo bệnh án hoặc lấy thuốc đợt điều trị tiếp theo.
Ông nói rằng, mỗi ngày có khoảng chục bệnh nhân là bình thường, cuối tuần còn đông hơn thậm chí có ngày có 100 người đến khám chữa.


Lương y chia sẻ bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường “100% không tái phát”
Thứ Bảy, 30/08/2014 10:12 (GMT+7)
GiadinhNet - Hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực Đông y, lương y Nguyễn Thị Quế (SN 1937, nguyên Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã sáng tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng, được nhiều người tin tưởng.

luong-y-539fc.jpg
Lương y Quế chia sẻ về công hiệu của những cây thuốc trị tiểu đường bà tự tay trồng trong vườn nhà.

Trong số đó, tiểu đường là căn bệnh mà bà quan tâm hơn cả. Sau mấy chục năm nghiên cứu, bà đã cho ra đời hai bài thuốc giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
 
Học 23 năm mới được hành nghề

Mặc dù tuổi đã cao nhưng với uy tín trong 3 nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, đến nay, lương y Quế vẫn nhận được sự tín nhiệm của nhiều người bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân gọi đến, bà lại không quản ngại xa xôi tới tận nhà thăm khám và bốc thuốc. Nữ lương y chia sẻ: “Lúc về nghỉ, tôi có giới thiệu cho người bệnh một số lương y trẻ tuổi nhưng mỗi lần đau ốm, họ vẫn gọi điện nhờ tôi đến thăm khám bằng được. Năm nay tôi đã 78 tuổi rồi, may mà vẫn còn sức khỏe và vẫn tự đi xe máy. Bản thân người làm thầy thuốc, tôi không nỡ từ chối bệnh nhân tìm tới mình khi nguy cấp”.

Lương y Quế sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm Đông y nổi tiếng khắp vùng Đà Nẵng - Quảng Nam. Nhà có 10 anh em (chỉ mình bà Quế là con gái - PV) nhưng đến nay chỉ mình bà theo nghiệp cha ông. Chính vì lẽ đó mà từ năm 12 tuổi, bà đã bắt đầu được những người đi trước truyền thụ kinh nghiệm. Vốn tính thông minh và niềm đam mê với nghề bốc thuốc gia truyền nên từ nhỏ, mỗi lần nhìn mọi người làm việc, bà luôn chăm chú theo dõi và tiếp thu rất nhanh. Đặc biệt, mặc dù tên gọi của các vị thuốc trong Đông y không hề đơn giản nhưng mỗi bài thuốc trị bệnh bà chỉ cần đọc qua một lần là có thể nhớ như in.

“Lúc đó, mỗi lần thấy cha chữa bệnh, tôi cảm thấy thích thú lắm. Vì trong nhà nhiều anh em nhưng chỉ có tôi đam mê với nghề gia truyền nên cha tôi dạy dỗ rất tỉ mỉ. Sau này, tôi xin cha đi học thêm các lớp đông y để học hỏi thêm những bậc tiền bối có tiếng quanh vùng thời đó. Tuy học nghề từ năm 12 tuổi nhưng phải đến 35 tuổi tôi mới được những người trong gia đình cho phép thực hành chữa bệnh. Nhất là chú tôi, ông kỹ tính lắm. Ông căn dặn tôi làm nghề thuốc phải hết lòng vì người bệnh, cấm tuyệt đối chạy theo đồng tiền, dọa dẫm bệnh nhân để lấy tiền. Và cho tới tận bây giờ, tôi vẫn luôn thực hiện theo những lời dạy ý nghĩa đó”, lương y Quế cho biết.

Một bí quyết mà lương y Quế rút ra từ quá trình chữa bệnh là “liệu pháp tâm lý”. Bà cho biết, người thầy thuốc ngoài vai trò thăm khám, bốc thuốc còn phải giống như một chuyên gia tâm lý. Bởi những người mắc bệnh luôn có tâm lý là gánh nặng cho gia đình. Suy nghĩ của họ luôn dao động bởi nhiều vấn đề khiến bệnh lại càng trở nên trầm trọng. Những lúc đó, người thầy thuốc cần hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, quan tâm chia sẻ trước sự đau đớn và lo lắng của họ, đồng thời tìm phương pháp trấn an để họ yên tâm chữa bệnh.

Là phụ nữ, thường xuyên bận rộn với công việc nhà nhưng trong thời gian còn giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, lương y Nguyễn Thị Quế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có 15 năm đảm nhận chức vụ thì 12 năm bà liên tục đưa Hội Đông y quận Sơn Trà dẫn đầu về thành tích xây dựng và phát triển ngành Đông y trong địa bàn TP. Đà Nẵng. Với những cống hiến đó, bà đã nhận được nhiều bằng khen của UBND, Hội Đông y TP. Đà Nẵng, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân… 

Thành phần của hai bài thuốc hiệu nghiệm

Lương y Quế cho biết, hơn nửa đời hoạt động trong lĩnh vực Đông y, căn bệnh bà quan tâm nhất chính là tiểu đường. “Bởi đây là căn bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm và ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Hiện nay, số lượng người mắc phải căn bệnh này không hề nhỏ nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu để lâu ngày không có phương pháp điều trị hợp lý, nó sẽ biến chứng theo chiều hướng rất nguy hiểm. Tây y đã có những loại thuốc điều trị đạt hiệu quả cao. Nhưng bệnh nhân điều trị bằng Tây y thường phải uống thuốc thường xuyên, khi dừng uống lượng đường sẽ tăng trở lại. Điều trị bằng Đông y có hạn chế là không cho kết quả tức thì nhưng các vị thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn”.

Lương y Quế kể lại, những ngày đầu mới hành nghề, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường tìm đến bà nhờ bốc thuốc. Tuy nhiên bài thuốc trị chứng tiêu khát (trong Đông y, tiểu đường thuộc chứng tiêu khát – PV) của gia đình bà lúc đó khá sơ sài, chưa được chú trọng bằng các căn bệnh khác. Với trăn trở về một căn bệnh “thời đại”, bà đã chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu và cho ra đời hai bài thuốc trị tiểu đường. Hai bài thuốc này được nữ lương y vận dụng các kiến thức y khoa hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn để phát triển từ “vốn” của ông cha để lại. “Người bệnh sau khi dùng hai bài thuốc này nếu có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp có thể an tâm về việc “làm yên” tiểu đường. Bệnh nhân của tôi chưa thấy có trường hợp nào tăng đường trở lại. Đây là bài thuốc được tôi nghiên cứu ra dựa trên những bài thuốc gia truyền trị chứng tiêu khát của gia đình. Tôi dám cam kết rằng hai bài thuốc này đã có hiệu quả với hàng trăm người bệnh”, lương y Quế cho biết. 

Nhằm đảm bảo uy tín và hiệu quả chữa bệnh, nữ lương y Đà thành không ngại ngần cung cấp cho phóng viên các vị chính trong hai bài thuốc trị tiểu đường. Bài thứ nhất gồm các dược vị như sau: đảng sâm, thục địa, táo nhân, bạch thược, bạch truật, thục linh, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn tra, huỳnh kỳ. Bài thứ hai gồm: nhãn nhục, nhục quế, viễn chí, hạt sen, đương quy, nhục khấu, cam thảo, xuyên khung, trần bì và hai quả táo đỏ. Lương y Quế cho biết: “Tuy có sự khác nhau về thành phần dược vị được sử dụng trong hai bài thuốc này nhưng tác dụng của chúng không hề thay đổi. Sau khi đã có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc theo phương pháp: Nước thứ nhất lấy 9 phần, sau đó lấy hết nước vừa sắc được ra, đổ nước mới vào sắc đến khi còn khoảng 7 phần. Khi đã có nước thứ nhất và thứ hai, đem hòa chung lại với nhau, chia làm 2 phần. Uống vào hai buổi sáng và chiều trong ngày, sau bữa ăn 20 phút”.

Lương y Quế cho biết thêm: “Đây là cách sử dụng thông thường vì không phải người bệnh nào cũng giống nhau nên phải có sự linh hoạt trong cách sử dụng. Người nào bệnh nặng hơn, tôi kết hợp cả hai bài thuốc lại với nhau và hướng dẫn liều lượng cũng như số lần uống cho phù hợp. Người bệnh bình thường chỉ cần uống khoảng 10 thang là sẽ thấy kết quả rõ rệt. Những người bị nặng hơn, mắc bệnh lâu ngày hơn thì thời gian công hiệu tất nhiên cũng sẽ dài hơn. Điều đặc biệt là trong quá trình điều trị, hai bài thuốc này không hề cho thấy tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bổ cho lục phủ ngũ tạng, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nếu đảm bảo tính đều đặn, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh cũng góp phần không nhỏ đến hiệu quả của việc chữa trị. Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt kiêng ăn thực phẩm ngọt, hạn chế ăn cơm và thay bằng các loại rau. Có như vậy lượng đường trong người mới giảm dần và tiến tới ổn định được. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh duy trì được việc luyện tập thể dục điều độ”.                     

Hai bài thuốc dành cho các bệnh nhân bị tổn thương thận khác nhau

Đánh giá về hai bài thuốc trị tiểu đường của lương y Nguyễn Thị Quế, lương y Phó Hữu Đức – Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Nguyên nhân gây đái tháo đường là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt hoặc sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng tâm, vị, thận bị hao tổn. Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều người gầy, thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường. Mặt khác hỏa nhiệt làm huyết bị cô đặc sinh ra huyết ứ, sinh phong, gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, rát bỏng, ngứa ngáy, mụn nhọt lở loét... Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính kết hợp hoạt huyết hóa ứ. Nhìn chung cả hai bài thuốc của lương y Quế đều có tác dụng bổ thận, hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bài thuốc thứ thứ nhất chỉ nên dùng cho người thận dương hư, còn bài thuốc thứ hai có thể sử dụng cho cả người thận dương hư lẫn thận âm hư. Chính vì vậy, thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân để bốc thuốc cũng như điều chỉnh các vị cho phù hợp”.

Kỳ tới: “Đối phó” với tiểu đường bằng bài thuốc đơn giản từ khoai lang trắng
Duy Khánh




Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm giúp khắc chế tiểu đường của lương y nức tiếng Sài thành
Giadinh.net - 29/06/2014 11:07
 
GiadinhNet - Hiện nay, tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y, rất khó để chữa trị dứt điểm. Y học hiện đại ví căn bệnh này là “kẻ giết người thầm lặng” bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

3-a684a.jpg
Lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG
Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.

Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ

Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: “Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc”.
 
4-a684a.jpg
Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG

Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. “Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh “khó nói” cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này”, lương y Quang cho biết.

Đối với chứng bệnh “khó nói” của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.

Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: “Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại “chỉ điểm” rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin”.
 
Bài thuốc đơn giản
 
1-a684a.jpg
Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG

Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh “thời đại” được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc “nam thất nữ cửu”, tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. “Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài”, lương y Quang cho biết.

Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. “Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này”, lương y Quang tâm sự.

Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.

Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. “Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay”, lương y Hứa Hiền Quang nói.
Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.
Khôi Nguyên



Lược vàng – cây thuốc quý hiếm chữa bách bệnh

Cây lược vàng trở nên hot hơn từ năm 2007 sau “cơn sốt lược vàng” bùng phát ở Thanh Hóa. Ngay sau đó, lược vàng được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu và thậm chí có cả những nghiên cứu chuyên sâu về thành phần, công dụng trị bệnh. Vậy lược vàng có phải là cây thuốc quý hiếm chữa bách bệnh hay không?


Posted Image
Lược vang, cây thuốc quý hơn vàng xuất hiện ở Việt Nam

Cây thuốc quý hiếm này còn có tên khoa học là Callisia fragrans có nguồn gốc từ Trung và Nam mỹ và được trồng làm cảnh ở Nga từ hơn 100 năm trước. Khi vào nước ta được gọi với nhiều cái tên khác nhau như lược vàng, lan vòi, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm,…. Và một điều đăc biệt lược vàng rất hợp với đất đai và khí hậu Việt Nam, cây rất dễ trồng, không phải chăm sóc vẫn phát triển tốt, ra hoa và mọc “sợi râu vàng”.

Theo những ngiên cứu cơ bản của các nhà khoa học Mỹ, Canada, Nga từ giữa thế kỷ 20 đến nay thì trong cây lược vàng có chứa một lượng lớn họat chất sinh học nhiều hơn các lọai dược thảo khác, trong đó có chất: Flavonoit (có tính sát trùng, có chứa nguyên tố P chất chống oxy hóa), Kvertxetin (chống khối u, chống co thắt, lợi tiểu), Kempferol (tăng sức đề kháng, bền chắc thành mao mạch, lợi tiểu, đào thải natri, chống viêm) và các nguyên tố quan trọng với như cầu sinh lý của cơ thể như Crôm, Niken, Sắt, Đồng…

Posted Image
Cây lược vàng phát triển thuận lợi ở Việt Nam

Vì vậy, nguyên lý trị bệnh khi sử dụng lược vàng đó là dựa vào các chất sinh học có trong cây, sau khi vào cơ thể sẽ bù đắp sự thiếu hụt lâu dài của cơ thể, tạo sự cân bằng các chất. Nhờ đó cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh, sức đề kháng tăng cao và đẩy lùi mọi bệnh tật. Do vậy, không phải không có căn cứ khi khẳng định lược vàng chính là một cây thuốc quý hiếm chữa bách bệnh.

Tuy vậy, cả trên thế giới và Việt Nam đều chưa có nghiên cứu bất kỳ nghiên cứu nào có thể khẳng định được thành phần, công dụng chữa bách bệnh của lược vàng là có thật và đúng khoa học. Ở Việt Nam, sở dỹ lược vàng được xếp vào 1 trong các cây thuốc quý hiếm đều là do truyền miệng, dựa trên kinh nghiệm từ người này sang người khác. Do đó, một khuyến cáo đến bạn là nên thận trọng trước khi dùng lược vàng để trị bệnh, lược vàng có quý hơn vàng như sách báo nói hay không vẫn chưa thê kết luận được.


Cây Lược vàng còn quý hơn vàng


Một thời gian dài Báo Người cao tuổi đăng các bài viết về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, sau đó Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa chủ biên phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành cuốn sách: “Cây Lược vàng quý như vàng”.

Việc làm này được đồng bào trong cả nước hoan nghênh và nhiều gia đình coi cuốn sách như một “thầy thuốc trứ danh”, “Thần y” trong nhà. Bản thân tôi đã trồng và sử dụng Lược vàng gần bốn năm nay.

Theo sổ khám bệnh từ năm 2005 đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thì tôi bị các bệnh: Viêm dạ dày, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng rối loạn tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, viêm khớp, dị ứng cơ địa toàn thân v.v… Như vậy là từ đầu xuống chân, chỗ nào cũng mang bệnh!

Trước đây, hầu như tháng nào tôi cũng phải đi viện. Có tháng phải đi khám 2-3 lần nhưng uống thuốc các bệnh chỉ đỡ một thời gian rồi tái phát chứ không khỏi. Năm 2007, tôi phải điều trị ở bệnh viện huyện, tỉnh từ 15 – 3 đến 28 – 4 – 2007 những bệnh trên vẫn không khỏi.

Cuối năm 2010 và đầu năm 2011 Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành vẫn kết luận tôi bị các bệnh trên…Đọc sách “Lược vàng quý như vàng” tôi quyết định sẽ dùng Lược vàng để chữa bệnh. Trước đó tôi cũng đã dùng Lược vàng nhưng chỉ dùng từng đợt 10-15 ngày kết hợp thuốc do bệnh viện cấp và khi thấy đỡ là dừng.

Từ đầu tháng 4- 2007, mỗi ngày tôi dùng 6 lá chia 2 lần sáng và chiều, trước bữa ăn từ 20-30 phút. Khi những lá già hết, tôi lấy những vòi dài 7 – 8 đốt trở lên, mỗi lần dùng 6 – 8 đốt vòi. Hoặc lấy cây có thân cao 0,6 m trở lên, mỗi lần dùng 2-3 đốt. Tất cả đều rửa sạch để ráo nước, nhai kĩ, nuốt nước.

Trong giai đoạn bệnh nặng phải dùng gấp rưỡi liều trên. Hoặc khi thấy cơn đau có thể xuất hiện thì dùng ngay một liều để ngăn chặn. Thật kì diệu, bệnh viêm phế quản đeo đẳng mấy năm nay giờ đã khỏi hẳn. Đau dạ dày hành hạ khổ sở từ năm 1976 đến nay không thấy có biểu hiện gì của bệnh nữa. Huyết áp thấp từ 80/50 đã lên 110/60, hằng ngày ăn, ngủ tốt. Sức khỏe được nâng lên rõ rệt.

Tôi năm nay 72 tuổi, nếu không có Lược vàng thì ít nhất cũng đã có 5 chiếc răng phải nhổ. Có những răng đau nhức, có răng lung lay đến mức có thể giật nhẹ là rụng, nhưng nhờ nhai, ngậm Lược vàng mà hết đau và hàm răng chắc lại. Hiện tại tôi vẫn dùng Lược vàng thường xuyên và sẽ dùng mãi vì chỉ thấy các bệnh biến mất mà không thấy có tác dụng phụ nào cả. Dùng Lược vàng chữa bệnh, tôi rút ra một số điểm:

Liều lượng: Ngày 6 lá dài 25-30 cm, lá dày rộng 6-7 cm trở lên. Những lá nhỏ phải tính 2-4 lá thành ruột một lá tiêu chuẩn. Vòi ngắt 6-8 đốt hoặc 2-3 đốt, tùy cây to hay nhỏ, dài hay ngắn.

Thời gian: Những bệnh kinh niên, mạn tính phải kiên trì dùng đến lúc nào thấy bệnh khỏi hẳn, có thể từ 2-5 tháng hoặc lâu hơn, sau đó tiếp tục điều trị củng cố với liều bằng 2/3. Điều cốt lõi nhất là phải có niềm tin tuyệt đối vào Lược vàng có thể chữa được bệnh. Để làm được việc này người bệnh phải được cung cấp đầy đủ thông tin trong cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng” và các bài viết về tác dụng

Cây Lược vàng đăng trên Báo Người cao tuổi.

Để chứng minh cây Lược vàng quý như vàng hay quý hơn vàng, tôi xin lấy bản thân để chứng minh. Trước đây, hằng năm tôi phải đi khám bệnh 10-15 lần và như thế ngành bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền không nhỏ, chưa nói đến những lần phải nhập viện ngoài tốn tiền bảo hiểm, gia đình cũng mất nhiều công sức, tiền bạc… mà trong cơ thể vẫn mang 3-4 bệnh kinh niên mãn tính. Gần đây, mỗi năm tôi chỉ đi khám 1-2 lần để kiểm tra sức khỏe chứ không có bệnh gì đáng lo ngại cả.

Trong phạm vi cả nước, nếu dùng Lược vàng chữa bệnh và mọi người có kết quả như tôi thì sẽ tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ. Rõ ràng vàng không thể đối trọng để so sánh với cây thuốc quý Lược vàng, vì Lược vàng đem lại sức khỏe cho con người, mà: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe”. Cho nên mỗi gia đình nên có một vị “Thần y” là sách “Cây Lược vàng quý như vàng”.

Phan Xuân Duân(Xóm Phan Đăng Lưu,xã Hoa Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0386649332)




Bệnh xương khớp bị viện trả về, tìm đến bài thuốc Nam này là khỏi

Gia đình có truyền thống lâu đời lấy các cây, lá thuốc Nam chữa gãy xương cho người dân quanh vùng. Đến đời ông đã 6 đời làm nghề này.
Posted Image

Hơn 30 năm qua ông Lê Phi Tiều (thôn Chiềng Khạc, xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) chữa các bệnh về xương khớp cho người dân trong vùng bằng cây lá rừng. Ông Tiều bảo, rất nhiều bệnh nhân đến nhờ ông chữa vì bị bệnh viện trả về.

Bài thuốc thông mạch, bổ gân, chắc xương

Chúng tôi đến gia đình ông Tiều vào buổi sáng, ông vừa đi bó thuốc cho những người ở lại gia đình ông điều trị. Nhâm nhi chén trà nóng trên tay, ông kể: Gia đình ông có truyền thống lâu đời lấy các cây, lá thuốc Nam chữa gãy xương cho người dân quanh vùng. Đến đời ông là 6 đời làm nghề này.

Từ nhỏ ông đã được ông nội đưa lên những cánh rừng trong vùng để tìm các loại cây, lá mang về chữa bệnh. Ông nội ông Tiều trước đây có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh cho dân bản, nhưng ông chỉ dạy cho ông duy nhất bài thuốc chữa các bệnh về xương. Ông Tiều bảo để học bài thuốc này không khó, nhưng phải người có tâm chữa bệnh, coi bệnh nhân cũng như người thân của mình chữa mới nhanh khỏi.

Trước đây thấy ông là người tháo vát, khỏe mạnh lại hiền lành nên ông nội mới truyền lại nghề để ông nối dõi. "Thuốc chữa các bệnh về xương của gia đình chúng tôi có 5 loại, là những cây lá thuốc Nam trên rừng. Tôi đã đi lấy nhiều năm nhưng thú thực để gọi tên chính xác của loại cây lá đó tôi không biết. Lên rừng biết loại đó chữa khỏi bệnh thì lấy về. Hằng ngày tôi vẫn lên rừng lấy thuốc về cho bệnh nhân chữa bệnh. Có người bắt chước tôi lấy loại thuốc đó về chữa gãy xương nhưng bệnh không khỏi. Cũng loại thuốc đó, nhưng khi đi lấy chúng tôi phải căn giờ, sao tẩm đúng cách thì mới khỏi bệnh", ông Tiều cho biết.

Theo ông Tiều, thuốc Nam khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ và chia làm hai loại: Loại thứ nhất trộn lẫn với nhau để bó vào vết thương của người bệnh. Loại thứ hai bỏ thuốc vào nồi nấu lên để cho bệnh nhân tắm. Tắm để bệnh nhân thông huyết mạch, bổ gân và xương được rắn chắc. Thuốc đó còn được bó trực tiếp vào vết thương giúp cho liền xương, vết thương được lành lặn.

Posted Image



Người bị gãy chân, gãy tay chỉ cần bó thuốc của ông hơn một tháng là khỏi.

Bệnh viện trả về đến nhờ ông chữa

Ông Tiều bảo, những người đến nhờ ông chữa phần nhiều đã đi chữa trị nhiều nơi không khỏi. Bà Hồ Thị Tiến, 75 tuổi ở khu 1 xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc cho biết: Trong một lần bà được người cháu chở đi chơi không may bị xe tải đâm gãy chân. Sau đó người nhà đã đưa đi bệnh viện khám, các bác sĩ kiểm tra và kết luận bà bị gãy chân phải. Xương bị dập nát phải đóng đinh mới có thể đi lại được. Gia đình bà Tiến thấy bà tuổi cao sức yếu, không biết đóng đinh vào xương có lành lặn không nữa. Sau khi họp bàn, mọi người trong gia đình quyết định đến nhờ ông Tiều bó thuốc Nam.

Bà Tiến kể: "Tôi đến nhờ ông Tiều chữa đến nay được hai tháng, trước khi đến đây tôi chỉ ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải nhờ con cháu giúp. Nhưng giờ tôi đã có thể dùng nạng đi lại trong nhà được rồi. Hằng ngày ông Tiều mang những vị thuốc đã được giã nhỏ, cho vào nồi xào lên rồi bó vào vị trí chân bị gãy. Những vị thuốc này cũng được ông chặt nhỏ, rửa sạch cho vào nồi đun sôi để cho tôi uống. Có khi ông lại dùng nước này cho tôi tắm nữa. Ông ấy bảo phải kết hợp các phương pháp đó thì vết thương mới nhanh khỏi, xương mới nhanh liền. Quả thực sau một thời gian nhờ ông Tiều chữa trị chân của tôi đã đỡ nhiều. Mai là ông Tiều cắt thuốc cho tôi về nhà điều trị".

Cũng trong dãy phòng dành cho bệnh nhân nặng điều trị, chúng tôi gặp anh Phạm Văn Lai (xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc). Anh Lai cho hay, do những năm trước đây anh làm việc nặng, thời gian gần đây anh thấy lưng bị đau nhức. Vì thế, anh đã nhờ người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra. Sau khi chụp cộng hưởng từ bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tủy cắt ngang lưng. Anh đã đi chữa trị nhiều nơi không khỏi, nhờ người thân giới thiệu gia đình đưa lên nhờ ông Tiều điều trị.

"Khi tôi lên đây, vừa xuống xe phải nhờ hai người dìu vào nhà, từ ngang lưng xuống dưới chân, cơ thể đau nhức. Người đau đớn, mệt mỏi đến mức cơm ăn chỉ được nửa bát. Nhờ thầy Tiều chữa trị mà giờ tôi mới có thể ngồi dậy, chống gậy đi lại được. Hằng ngày thầy giã thuốc đắp vào lưng cho tôi, lấy thuốc cho tôi tắm. Vì thế, lưng tôi giờ đỡ đau nhiều rồi. Sau khi bóp xong thầy cho tắm thuốc lá, cơ thể thấy nhẹ nhõm, dễ chịu. Đặc biệt ở đây điều trị, nhưng thầy không bao giờ lấy tiền ở, chỉ lấy chút ít tiền thuốc thang", anh Lai kể.

Posted Image



Thuốc của ông Tiều chữa gãy xương là cây thuốc Nam.

Ân nhân của người nghèo

Ông Tiều bảo, một nguyên tắc bất di bất dịch của ông khi chữa cho bệnh nhân là họ phải trực tiếp đến để kiểm tra, phải đưa phim đã chụp ở bệnh viện cho ông xem. Khi đã xác định được bệnh cụ thể, nếu chữa được ông mới dám nhận. Hơn 30 năm qua, ông chữa bệnh cho người dân trong vùng không phải để thu tiền mà vì muốn mọi người được khỏe mạnh.

"Gia đình tôi từng cưu mang nhiều người đến đây ăn ở để chữa bệnh. 7 năm về trước, cháu Lò Anh Đức quê ở huyện Bá Thước được mẹ cõng sang nhờ tôi chữa. Qua lời kể của mẹ Đức thì cháu bị bệnh viêm xương chậu, gia đình nghèo không có tiền đi viện chữa. Nhìn thấy tình cảnh đó tôi rất thương cháu, cho mẹ con cháu ở lại để chữa bệnh. Suốt hai tháng trời tôi chăm sóc chữa trị cho cháu Đức miễn phí. Mới hôm qua mẹ con Đức đến nhà tôi mang con lợn cỏ 5kg, cùng 100.000đ để tạ lễ", ông Tiều kể. Đó chỉ là một trong những trường hợp ông Tiều nhận chữa miễn phí.

Nhiều người ở xa ở lại nhà ông chữa bệnh, khi nào chữa khỏi thì ông mới lấy chút tiền thuốc thang, còn tiền ở thì ông hoàn toàn miễn phí. "Khi ông tôi truyền nghề đã nói rằng, làm nghề này không phải để làm giàu mà chủ yếu làm phúc. Dân trong vùng còn nghèo, bình thường đã khổ. Vì thế, khi họ bị bệnh tôi thương họ lắm", ông Tiều tâm sự.

Hiện nay, niềm vui nhất của ông Tiều là ba người con của ông đều biết lấy thuốc về chữa bệnh. Nhưng phương pháp bí truyền chữa khỏi các bệnh về xương thì ông vẫn giữ lại. Ông cần phải có thời gian để kiểm chứng bản lĩnh của từng người con. Vì theo ông làm nghề cứu người phải là người thực sự có bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức. Nếu như cả ba người con ông thấy không đủ các yếu tố cần và đủ để làm nghề thì buộc ông phải chờ đợi thế hệ cháu chắt.

http://www.baomoi.co...82/13469085.epi